Ngày 22/10/2018,trong giờ chào cờ, Ban tổ chức blog đã trao thưởng cho 03 bạn có phần trả lời xuất sắc nhất :
1.Hoàng Quang Phúc chi đội 9A
2.Hoàng Quang Huy chi đội 9B
3.Dương Thị Tuyết chi đội 9A
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM QUAN, TRẢI NGHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN BLOG
Một số hình ảnh tham quan,
trải nghiệm của các thành viên và thầy giáo của blog “TÔI YÊU VĂN HÓA LỊCH SỬ BẮC SƠN ” ngày 16/10/2018:
Nguồn bài viết : Hoàng Việt Bắc, Hoàng Kim Duy
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018
DI TÍCH TRƯỜNG VŨ LĂNG
Di tích trường Vũ Lăng |
Cách
thành phố Lạng Sơn khoảng 95km theo tuyến đường quốc lộ 1B, di tích lịch sử
Trường Vũ Lăng nằm ở xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn, là một trong 12 điểm di tích
thuộc Khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1992.
Đây
là nơi quân địch tập trung lực lượng, chuẩn bị tấn công vào khu căn cứ du kích
của ta. Tuy nhiên, vào sáng ngày 25/10/1940, các chiến sỹ du kích Bắc Sơn đã
chủ động tiến đánh quân Pháp tại Trường Vũ Lăng và giành thắng lợi. Ngày
28/10/1940, quân ta đã tổ chức cuộc mít tinh thị uy tại đây nhằm nâng cao quyết
tâm chiến đấu của chiến sỹ và nhân dân ta, đồng thời uy hiếp tinh thần quân
địch.
Địa
điểm di tích Trường Vũ Lăng hiện nay đã được trùng tu, tôn tạo và thực hiện
trưng bày tài liệu, hiện vật. Đây là một điểm di tích thu hút đông đảo sự quan
tâm của nhiều du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Đến với Bắc
Sơn, ngoài việc tham quan các di tích, tìm hiểu những giá trị lịch sử truyền
thống cách mạng, du khách còn rất nhiều cơ hội tìm hiểu đời sống của người dân
địa phương, khám phá nét đẹp văn hóa đặc trưng và chứng kiến cảnh sắc đổi thay
trên mảnh đất Bắc Sơn anh hùng./.
Nguồn bài viết: Hoàng Quang Toàn (sưu tầm)
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018
CUỘC THI NHỎ THÁNG 10 NĂM 2018
Blog triển khai cuộc thi tìm hiểu về văn hóa lịch sử Bắc
Sơn với 2 câu hỏi như sau:
Câu 1: Khởi nghĩa Bắc
Sơn giành được chính quyền vào ngày tháng năm nào?
Câu 2: Hàng năm, cứ
đến ngày 27/9, nhân dân huyện Bắc Sơn lại treo cờ Tổ quốc khắp mọi nhà, khắp mọi
thôn xóm. Bạn suy nghĩ gì về điều này?
Du kích tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9 -1940 |
Để tham gia cuộc thi, trân trọng kính mời
thầy cô và các bạn viết vào ô nhận nhận xét, rồi bấm "xuất
bản". Xin hãy ghi lại cả tên tuổi, địa chỉ kèm câu trả lời.
Thời gian kết thúc cuộc thi: 19/10/2018.
Các bạn có câu trả lời xuất sắc sẽ được trao thưởng vào ngày
21/10/2018 tại trường THCS xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Mọi vướng mắc xin liên hệ lại theo số
Hoàng Kim Duy: 0836 566 569
Hoàng Việt Bắc: 0977 320 804
Thầy Hoàng Quang Toàn: 0942 837
020
Ban tổ chức Blog.
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018
LỊCH SỬ BẮC SƠN
Du kích tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9 -1940 |
Bắc Sơn được đặt tên cho
một nền văn hoá cổ xưa gọi là ‘Văn hoá Bắc Sơn”. Đây là một trong những cái nôi
của loài người. Trong vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn có nhiều hang động thích hợp
làm nơi cư trú cho ngưòi tiền sử. “Văn hóa Bắc Sơn” có niên đại 6- 9 vạn năm
thuộc hậu kỳ đá mới. Trong những năm 1922-1925, các nhà khảo cổ học H. Mansuy
và M. Colani đã tổ chức nhiều đợt khai quật và đã phát hiện 43 di tích văn hoá
Bắc Sơn. Trong số di tích đó hầu hết đều nằm trong sơn khối đá vôi Bắc Sơn. Từ
ngày nước nhà độc lập ngành khảo cổ học Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều đợt
khảo sát và khai quật một số di tích.
Cư dân Bắc Sơn tiền sử đã biết sử dụng hang động làm nơi trú ẩn
sinh sống. Dấu vết của họ là hàng vạn công cụ và xương. “‘Rìu Bắc Sơn”, “Dấu
Bắc Sơn” là công cụ tiêu biểu của nền văn hoá này. Rìu Bắc Sơn được mài lưỡi
vào loại sốm nhất châu Á (theo GS. Hoàng Xuân Chinh). Chính vì vậy, cư dân Bắc
Sơn đã có bước nhảy vọt trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Họ sinh sống
chủ yếu bằng săn bắt hái lượm, bước đầu biết trồng trọt, chăn nuôi. Văn hoá Bắc
Sơn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành lịch sử, dân tộc Việt
Nam.
Thắng lợi đầu tiên của đội du kích (khi đó được đổi tên là Cứu
quốc quân) là đã bảo vệ an toàn đoàn cán bộ cao cấp của Trung ương Đảng đi dự
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng trên đường về xuôi trước sự
tấn công của hàng ngàn quân Pháp và tay sai cưòng hào phản động địa phương vào
khu càn cứ nhằm bắt đoàn cán bộ và tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh, tiêu
diệt lực lượng vũ trang Bắc Sơn.
Chín năm kháng chiến chống Pháp và những năm kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, Bắc Sơn đã chi viện sức người sức của cho chiến trường, là hậu phương
của tiền tuyến lớn.
Nguồn bài viết: Hoàng Thị Nga (sưu tầm)
ĐÌNH NÔNG LỤC
Đình Nông Lục nhìn từ phiá sau |
Đình Nông Lục nằm ở xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn, cách thành phố
Lạng Sơn khoảng 90km theo tuyến đường quốc lộ 1B.
Tại đây, vào tối ngày 25 tháng 9 năm 1940, các đảng viên cộng
sản trung kiên vừa thoát khỏi nhà tù của thực dân Pháp trở về đã họp bàn với
các đồng chí đảng viên thuộc chi bộ Hưng Vũ về phương án khởi nghĩa, cướp chính
quyền từ tay thực dân Pháp ở đồn Mỏ Nhài – Châu lị Bắc Sơn. Tại cuộc họp đã ra
Nghị quyết thành lập Ban chỉ đạo khởi nghĩa và quyết định thời gian khởi nghĩa
là 20h ngày 27/9/1940.
Đình Nông Lục là một di tích kiến trúc nghệ thuật được xây
dựng từ đầu thế kỷ XX với kiến trúc theo kiểu chữ nhất, diện tích khoảng 180m2.
Kiến trúc Đình là sự kết hợp giữa kiểu đình truyền thống đồng bằng Bắc Bộ với
kiến trúc nhà sàn của người Tày Lạng Sơn.
Du khách đến dâng hương tại đình Nông Lục |
Đến với di tích đình Nông Lục, du khách có thể tìm hiểu về
giá trị lịch sử truyền thống cách mạng, giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật
đặc sắc và kết hợp tham quan các điểm di tích tiêu biểu khác trong cụm di tích
Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Nguồn
bài viết: Lê Dương (sưu
tầm)
BẢO TÀNG KHỞI NGHĨA BẮC SƠN
Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn - nơi các em học sinh đến thăm quan, học tập lịch sử |
Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn được xây dựng năm từ 1985 với dáng dấp mô phỏng kiến trúc một ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày, giống như một không gian văn hóa tái hiện một cách sinh động toàn bộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nội dung trưng bày theo 3 chủ đề: Bắc Sơn thời tiền sử – Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn – Bắc Sơn phát huy truyền thống cách mạng. Đây là một bảo tàng lưu niệm sự kiện lịch sử bằng các tài liệu hiện vật, hình ảnh, giúp người xem hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn đã trở thành một thiết chế văn hóa quan trọng của địa phương, là nơi nghiên cứu, học tập và giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nguồn bài viết: Lê Dương (sưu tầm)
LÊ HỘI LỒNG TỒNG Ở HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Lễ hội Lồng
Tồng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân
tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các
dân tộc Tày, Nùng. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió
hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống no đủ…Lễ hội Lồng Tồng vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa là nghi lễ mở màn cho
một mùa làm ăn mới. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa, lễ hội này
đã phát triển nhiều nơi đặc biệt ở các tỉnh miền núi Đông Bắc trong đó có vùng
đất Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn – một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng
thời kháng chiến chống Pháp.
Bắc Sơn được
xác định là một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc Việt Nqm với nền
"Văn hóa Bắc Sơn ", nơi được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng. Nhiều địa danh, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng
cấp Tỉnh như đình Nông Lục, Đồn Mỏ Nhài, Đèo Tam Canh… Đặc biệt hơn nữa, hàng
năm khi Tết đến xuân về, hoa đào khoe sắc hồng phai, hòa cùng không khí lễ hội
trên khắp đất nước tại xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn diễn ra lễ hội Lồng Tồng,
một lễ hội mang đậm chất dân gian, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân
tộc Tày Nùng xứ Lạng.
|
||
1.Lịch sử,
nguồn gốc.
Truyện kể
rằng, ở đời nhà Lý Ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày làng Quan Triều, tỉnh
Thái Nguyên, là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương có công trong cuộc chinh chiến chống
quân xâm lược nhà Tống, giữ vững vùng biên cương phía Bắc của nước Đại Việt đầu
thế kỷ thứ XII. Sau khi dẹp giặc xong, núi rừng bình an, cùng với việc xây dựng
vùng đất phồn thịnh ông Dương Tự Minh luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào
các dân tộc nghèo khó. Cuối đời ông trở về Điểm Sơn (nay là núi Đuổm) và mất ở
đó. Ông được nhà Lý phong sắc “Uy viễn đôn kính cao sơn quảng độ chi
thần”, các đời sau đều ghi nhận ông là Cao Sơn Quý Minh. Khi được biết tin ông
mất, để tưởng nhớ công đức của Dương Tự Minh người dân tổng Quỳnh Sơn đã lập
đền thờ tại Đẳng Rử Thôn bên sườn núi đá nước nguồn, phía sau có giếng tiên
thuộc Quỳnh Sơn. Trải qua nhiều năm phát triển dân số Quỳnh Sơn ngày càng đông
địa điểm chật hẹp, dân làng đã cùng nhau chuyển Đền đến một địa điểm mới cách
địa điểm cũ 400m về phía Đông giữa thôn Đon Riệc I và Đon Riệc II. Đây là nơi
để nhân dân thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh hướng nguyện cầu sự giúp đỡ
của thánh thần nhằm có cuộc sống ấm no hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng
đồng và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đình chùa Quỳnh Sơn được
xây dựng từ thời nhà Lý cùng với đó lễ hội được hình thành và duy trì đến năm
1958, sau đó bị mai một. Đến năm 2005 được khôi phục và lưu giữ đến ngày nay.
2. Nghi thức
lễ hội
2.1. Chuẩn bị
cho lễ hội:
Trước ngày
hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để
đón khách. Đồng thời, mỗi gia đình làm một mâm cỗ theo khả năng mang hàm ý phô
bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn
truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm cỗ
đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm đôi
quả còn được làm bằng vải màu, bên ngoài có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ,
bên trong nhồi cát và bông.
2.2. Phần lễ:
Phần nghi lễ
cúng tế trời đất và các thần linh do thầy mo thực hiện. Sau khi đã chuẩn bị
xong lễ vật, hai ông chủ tế, 8 ông quan lễ tiến tước và các thầy mo, thầy pháp
sư làm thủ tục đuổi ma trừ tà, đồng thời tâu sớ lên thiên đình, vua cha phật tổ
như lai, quan âm bồ tát, thần linh các phương, mời các vị thánh thần trên thiên
đình xuống với dân làng mở hội cầu mùa. Sau đó 2 ông chủ hội và 8 quan lễ tiến
tước sẽ vào vị trí để chuẩn bị cho các phần nghi lễ khác nhau. Sau khi đã trải
qua nghi lễ cúng đức vua và lễ cúng thổ công, sẽ chuyển sang 2 nghi lễ quan trọng
là lễ khoán an và lễ nghinh thần.
|
||
Mở đầu Lễ
khoán an, 2 ông chủ hội sẽ vào đình cúng và xin âm dương. Sau khi xin
được âm dương, một người có chức quyền cao trong xã hoặc một người cao tuổi có
uy tín nhất trong xã sẽ đọc những lời viết trên giấy đỏ. Khi đọc xong người đọc
sẽ dâng tờ giấy lên đức vua, người đọc lời ăn thề vào trong đình lấy tờ giấy đỏ
ra đốt hóa cùng với mâm vàng tuyên bố kết thúc lễ khoán an. Đến phần lễ nghinh
thần, nội dung qui trình của lễ được thực hiện theo khẩu hiệu hô của hai thông
sứ (đông sứ, tây sứ), bên tả hô, bên hữu đáp lại…Nghi thức tế của lễ hội vẫn
nghiêm cẩn như xưa. Sau khi nghi lễ cúng tế hoàn tất thì người ta khiêng
kiệu, rước thần linh ra xứ đồng Nà Tấn. Ra đến cách đồng, sau khi cúng
xong tuần tế yên vị, tiếp tục làm lễ cúng Thần Nông (cúng hạ điền) cầu xin phù
hộ cho bà con trong năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều thuận lợi, mùa màng bội
thu. Đến phần nghi lễ cày hạ điền sẽ được bắt đầu thì những người đại diện
cho các thôn sẽ xuống đồng cày những đường cày đầu năm, mà dân gian gọi là
đường cày xông đất, mở đầu cho một mùa làm ăn mới sản xuất thuận lợi. Đến
chiều ngày 13 tháng giêng, người ta làm nghi lễ rước kiệu, rước thần linh hồi
cung về đình làng và lễ tế tại đình..
Người dân khiêng kiệu, rước thần linh ra đồng |
2.3. Phần hội:
Trong hai
ngày 12, 13 tháng giêng, sau phần lễ sẽ là phần hội với nhiều hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: múa rối, múa tiên, đánh cờ
người. Riêng với trò đánh cờ tướng lại đòi hỏi người chơi phải có trí tuệ sắc
sảo, minh mẫn, tài quan sát bao quát, kiên định với suy tính của mình để đưa ra
được những nước cờ mà đối phương khó gỡ. Trong khi đó các đội hát Sli, hát then
làm cho không khí lễ hội đậm sắc màu dân tộc. Bên cạnh đó các trò chơi thể thao
đấu vật, đánh bóng truyền thêm phần hấp dẫn, lôi cuốn người xem hội. Có thể
nói, mỗi trò chơi đều có nét hấp dẫn riêng.
Khi đêm về,
các nam thanh nữ tú lại thi hát sli, hát lượn cũng như để bày tỏ tình yêu đôi
lứa, tình yêu quê hương đất nước.
Lễ hội
Lồng Tồng được tổ chức trên một cánh đồng có diện tích lớn. Hàng ngàn người dân
sẽ tới tham dự. Điều đặc sắc của lễ hội là hầu như tất cả các gia đình
trong thôn, trong xã đều làm cỗ đến cúng thần và mời mọi người cùng ăn. Giống như
nhiều lễ hội đặc sắc khác trên quê hương Xứ Lạng, đến với lễ hội xã Quỳnh Sơn,
người dự hội sẽ có dịp được thưởng thức món đặc sản lợn quay lá mác mật. Trong
ẩm thực lễ hội không thể không kể đến bánh chưng đen, một loại bánh được làm từ
gạo nếp ngâm tro của rơm nếp vì thế khi thưởng thức ta sẽ cảm nhận hương vị
riêng có của quê hương Bắc Sơn.
3. Ý nghĩa
Việc tổ chức
lễ hội lồng tồng nhằm tôn thờ và thể hiện lòng biết ơn người anh hùng dân tộc
Dương Tự Minh đã có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước, thể
hiện truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Nhưng ý nghĩa sâu xa hơn có thể
thấy, lễ hội Lồng Tồng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất
nhân văn, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương,
cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, vạn vật sinh sôi, đồng thời thể hiện nét đẹp
tâm hồn người dân tộc miền núi luôn gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục
văn hóa lâu đời. Lễ hội Lồng Tồng đã trở thành một điểm nhấn về nét văn hóa đặc
sắc của dân tộc Tày trên địa bàn xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn nói riêng và đồng
bào các dân tộc Lạng Sơn nói chunggóp phần làm phong phú kho tàng
văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Nguồn bài
viết: Hoàng Lại Sơn và Hoàng Quyết (sưu tầm)
DI TÍCH LỊCH SỬ KHỞI NGHĨA BẮC SƠN
Khu di tích
Khởi nghĩa Bắc Sơn có giá trị lịch sử tiêu biểu, quan trọng trong hệ thống các
di tích lịch sử quân sự cách mạng Việt Nam, ghi dấu hàng loạt những sự kiện có
ý nghĩa đặc biệt, như: Quá trình
tiếp thu đường lối cách mạng và sự ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn
(1930 - 1936); Phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ và sự thành lập
Đảng bộ huyện Bắc Sơn (1936 - 1939); Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940) - khởi đầu
cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước; Sự thành lập khu căn cứ du kích Bắc
Sơn (16/10/1940); Thành lập Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi
nghĩa (1941 - 19450; Sự ra đời của Đội Cứu Quốc quân Bắc Sơn tại căn cứ địa Bắc
Sơn - Võ Nhai (tháng 2/1941); Cao trào kháng Nhật cứu nước và cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền năm 1945. Khu di tích là an toàn khu nuôi
giấu, bảo vệ các cơ quan, cán bộ cao cấp của Trung ương, Xứ ủy Bắc kỳ trong
thời gian hoạt động cách mạng tại Bắc Sơn, nơi đặt trạm liên lạc thông suốt
giữa Trung ương với Xứ uỷ Bắc kỳ cùng các địa bàn khác và là nơi cung cấp tài
liệu cho công tác huấn luyện cán bộ cách mạng của Đảng.
Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn nằm trên Quốc lộ 1B |
Di tích gồm
12 điểm, đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1992, phân bố trên địa bàn 06
xã: Tân Hương, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Tân Lập, Long Đống thuộc huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn, bao gồm:
1. Di tích
Bó Tát (Mỏ Tát): có tổng diện tích 15.798m2 nay đã là
phế tích, chỉ còn lại phần nền móng nhà ở cũ của ông Đường Văn Thông với diện
tích 54m2 cùng một số tảng đá kê chân cột
nhà. Xung quanh nhà được bao bọc bởi khu vườn trồng cây ăn quả và các bụi tre
gai.
2. Di tích
đồi Nà Kheo: tổng diện tích là 4.463m2, nằm trên đỉnh
đồi cao, xung quanh là ruộng lúa, bụi tre, rừng cây rậm rạp và một số nhà dân,
chân đồi có hệ thống đường hào, dài 30m, cao khoảng 1m, ngang 0,5m.
3. Di tích
đình Nông Lục: phía Bắc giáp với tỉnh lộ 241; hai bên đầu hồi có hai cây
đa to (khoảng 100 năm tuổi). Đình được xây dựng từ thời Nguyễn, trên một gò đất
cao, tổng diện tích là 182,7m2, kiến trúc gỗ
kiểu nhà sàn với sàn cao 0,7m so với mặt nền, mái lợp ngói máng; bốn mặt bưng
kín bằng ván. Đình thờ thần Cao Sơn Quý Minh Đình được chạm khắc nhiều hình
tượng nghệ thuật với các chủ đề như tứ linh, lưỡng long vờn mây, lưỡng long
chầu nhật, nghê và hoa lá...,
4. Di tích
đồn Mỏ Nhài: nằm trên quả đồi diện tích trên 78.000m2, án ngữ con đường từ thị trấn Bắc Sơn đi xã Trấn
Yên và Vũ Lăng. Tại đỉnh đồi, Thực dân Pháp đã cho xây dựng đồn bốt, nhà cửa
kiên cố, bao quanh phía ngoài là hệ thống tường bằng đá hộc, dày gần 40cm và
hàng rào dây thép gai dày đặc. Con đường duy nhất từ chân đồi lên đồn rộng
khoảng 6m. Hiện nay dấu tích còn lại của đồn Mỏ Nhài là 02 nền móng nhà bằng
đá, hình chữ nhật, cao khoảng 1,5m, dày 0,6m. Phía Bắc đỉnh đồi (cách nền đồn
khoảng 100m) đã xây dựng 01 tượng đài chiến thắng Đồn Mỏ Nhài và dưới chân núi,
ngay sát trục đường Tỉnh lộ xây dựng 01 bia ghi dấu sự kiện.
5. Di
tích Thâm Thoông - Dập Dị: là đoạn đèo nằm trên tỉnh lộ 241 (tuyến đường
Bắc Sơn - Vũ Lăng), tổng diện tích là 2.647m2. Nơi diễn ra sự
kiện lịch sử là vị trí lưng chừng của đèo, dài khoảng 500m, thuộc xã Vũ Lăng,
được cắm biển ghi dấu sự kiện ngay sát bên trái trục đường Bắc Sơn - Vũ Lăng.
6. Di
tích Trường Vũ Lăng: tổng diện tích là 844m2. Phía Tây Bắc
giáp đường bê tông liên thôn và Trường Trung học Cơ sở Vũ Lăng. Bao quanh di
tích là hệ thống tường rào xây bằng gạch chỉ và vườn hoa cây cảnh. Hiện nay,
trong khuôn viên di tích đã xây dựng 01 Bia ghi dấu sự kiện và công trình
Trường Vũ Lăng (là ngôi nhà cấp 4, ba gian với tổng diện tích 102m2, do Pháp xây dựng năm 1927), đã được sửa chữa, cải
tạo thành Nhà trưng bày truyền thống.
7. Di
tích Sa Khao (Phia Khao): nằm trong lũng Sa Khao, có diện tích 2.626m2, được bao bọc bởi núi Sa Khao và núi Pò Nến, độ cao
trung bình 500 – 550m so với mặt nước biển. Hiện nay ngôi nhà của Ông Lý Văn
Tình (thân phụ Bà Lý Thị Quyên) - nơi nuôi giấu cán bộ, hoạt động của Đoàn cán bộ
Trung ương và Châu ủy Bắc Sơn đã trở thành phế tích, chỉ còn sót lại nền nhà
bằng đất có tổng diện tích 67,5 m2(dài 9m, rộng
7,5m), quay hướng Đông Nam. Tuy nhiên con, cháu của ông đã cho dựng lại một
ngôi nhà bằng tre nứa, kiểu nhà sàn 2 tầng trên nền nhà cũ với tổng diện tích
30m2. Bên trái của nhà là ao cá khoảng 300m2 (trong chiến tranh dùng để nuôi cá làm thức ăn
tiếp tế cho cán bộ); bên phải là vườn cây của gia đình. Hiện tại đầu đường vào
di tích Sa Khao đã được đầu tư xây dựng bia ghi dấu sự kiện.
8. Di tích
Khuổi Nọi: nằm trong khu rừng Tam Tấu, có diện tích 33.151m2, được bao bọc bởi các dãy núi cao với các tầng thực
vật đa dạng, phong phú. Đây là địa bàn hoạt động bí mật của Đội Cứu Quốc quân,
khi có biến cố có thể rút lui an toàn theo nhiều hướng khác nhau: hướng Nam thì
vượt sang xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, hướng Đông băng qua rừng đến xã Tân
Thành, Tân Hương, huyện Bắc Sơn... Hiện nay, khu di tích chỉ còn lại các địa
điểm dựng lán trại và sân luyện tập của Cứu Quốc quân trước đây. Năm 2014, di
tích được đầu tư xây dựng một số hạng mục, gồm: 01 chốt canh gác, 02 lán trại
(01 lán chỉ huy và 01 lán sinh hoạt đội viên), 01 cụm biểu tượng tôn vinh và khu khuôn viên, lễ đài.
9. Di tích
Lân Pán: có diện tích 11.000m2. Toàn bộ khu di
tích nằm ở sườn núi đá vôi Pác Ca, có độ cao trung bình 500m so với mặt nước
biển, xung quanh di tích là sườn núi và vườn cây ăn quả của nhân dân. Địa điểm
gắn liền sự kiện là một khu đất đá có diện tích khoảng 100m2, xung quanh là các mỏm đá tai mèo lởm chởm, cao
trung bình 40cm - 80cm và một mái đá tự nhiên cao khoảng 7m. Tại địa điểm này
có thể quan sát được cả một vùng rộng lớn của cánh đồng Lân Pán và con đường
giao thông liên xã Hữu Vĩnh - Tân Lập - Tân Hương. Di tích Lân Pán là địa điểm
hoạt động bí mật của Đoàn cán bộ Trung ương Đảng trong quá trình triển khai
Nghị quyết Trung ương 8 và củng cố phát triển lực lượng vũ trang cơ sở tại Đảng
bộ Bắc Sơn. Hiện nay, cách di tích 500m đã được xây dựng 01 bia ghi dấu sự kiện.
10. Di tích
Lân Táy - Mỏ Pia: có tổng diện tích hơn 24ha, gồm 2 điểm là hang Mỏ Pia và
địa điểm Lân Táy.
Hang Mỏ Pia: là
một hang đá nằm ở phía Nam của di tích Lân Táy - Mỏ Pia, có diện tích 3000m2, cửa hang cao 7m, rộng 4m.
Địa điểm Lân Táy: nằm
ở phía Bắc của di tích Lân Táy - Mỏ Pia, nơi dựng lán nghỉ của Đoàn cán bộ cao
cấp Trung ương Đảng. Khu vực này có nhiều bãi đá, khu đất đan xen nhau, bao
quanh là những ngọn núi đá nhỏ trùng điệp có độ cao trung bình 600 - 700m so
với mặt nước biển, tạo thành lòng chảo có diện tích trên 1ha. Với địa hình hiểm
trở, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, đất đai rộng, nhiều cây che
phủ, dân xung quanh thưa thớt, đây là địa điểm hoạt động bí mật và rút lui an
toàn của cách mạng khi có biến động xảy ra.
11. Di tích
hang Mỏ Rẹ: có diện tích 9.304m2, nằm trong núi
Mỏ Rẹ - diện tích 38.608m2, độ cao trung
bình 480m so với mặt nước biển. Phía dưới chân núi có một bãi nước ngập, xung
quanh là ruộng, vườn của dân. Hang Mỏ Rẹ nằm lưng chừng núi và mặt quay về
hướng Tây Bắc, đường lên xuống hang rất khó khăn; phía mặt ngoài hang bị cây
cối che phủ không nhìn thấy cửa hang. Đây là nơi hoạt động bí mật của các đồng
chí lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ và là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt phá vòng vây
của địch ngày 28/8/1941.
12. Di tích
Đèo Tam Canh: nằm trên trục đường quốc lộ 1B (nối giữa huyện Bình Gia và
huyện Bắc Sơn), thuộc địa phận xã Long Đống, chiều dài gần 4km, độ cao trung
bình 450 - 480m, bao quanh là các dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 550 –
650m so với mặt nước biển và cây xanh bao phủ. Hiện nay, tại đỉnh đèo Tam Canh
đã được lựa chọn làm địa điểm xây dựng biểu tượng Khởi nghĩa Bắc Sơn và 01 nhà
bia ghi dấu sự kiện với tổng diện tích khuôn viên khoảng 120m2.
Hiện nay,
các di vật, tài liệu hiện vật liên quan đến khu di tích đang được lưu giữ, bảo
quản và trưng bày tại Bảo tàng Bắc Sơn và Nhà trưng bày truyền thống trường Vũ
Lăng, với tổng số 138 hiện vật, gồm: 127 hiện vật gốc, 11 hiện vật phục chế.
Cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, là
biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí quật cường của quân, dân Bắc Sơn
nói riêng và quân, dân Việt Nam nói chung. Ngày nay những sự kiện lịch sử và lễ
hội, phong tục tập quán của đồng bào gắn với những địa điểm thuộc Khu di tích
Khởi nghĩa Bắc Sơn chính là di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể) quý báu cần
được tiếp tục quan tâm, gìn giữ, khai thác và phát huy, tạo thêm nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Với giá trị
đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại
Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016)./.
Nguồn bài viết: Hoàng Trọng Thể (sưu
tầm)
BÁNH CHƯNG ĐEN - ĐẶC SẢN CỦA BẮC SƠN
Để làm hoàn thiện một chiếc bánh chưng
đen, nhất thiết phải cần đến sự khéo léo, tinh tế. Cũng bởi vậy mà khi chọn vợ,
người dân Bắc Sơn thường để ý đến những cô gái biết làm nên chiếc bánh tròn trịa.
Bánh chưng đen
là đặc sản của huyện miền núi Bắc Sơn -Lạng Sơn. Với người dân tộc Tày, đây là
món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, trời đất mỗi vụ xuân về.
Bánh chưng đen luôn hấp dẫn bởi vị thanh mát |
Ngay từ tháng 10 Âm lịch,
người Tày đã rục rịch chuẩn bị những công đoạn đầu tiên để gói bánh chưng đen.
Sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn những cọng rơm nếp to, vàng ươm đem về phơi
khô rồi đốt thành tro. Sau đó, họ vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo
nếp thơm để tạo ra màu đen bóng.
Một số nơi khác còn lấy thân cây núc nác trên rừng tước vỏ, đốt thành than, giã mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp. Người Tày sẽ liên tục đảo đều cho đến khi miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy gạo đã quyện chặt với bột than thành màu đen nhánh thì mới đem đi gói.
Tất cả các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh,… đều đặc biệt vì mang đậm phong vị vùng cao. Gạo nếp đạt “chuẩn” phải chọn giống ngon nhất, hạt to tròn đem vo thật kỹ, xóc với một chút muối tinh. Thịt lợn là thịt ba rọi thái mỏng ướp với gia vị, thảo quả khô giã nhỏ trộn cùng tiêu, ớt bột. Cuối cùng, nhân bánh là đỗ xanh trộn hành mỡ, hạt tiêu và được bọc trong lá dong rừng tươi.
Một số nơi khác còn lấy thân cây núc nác trên rừng tước vỏ, đốt thành than, giã mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp. Người Tày sẽ liên tục đảo đều cho đến khi miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy gạo đã quyện chặt với bột than thành màu đen nhánh thì mới đem đi gói.
Tất cả các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh,… đều đặc biệt vì mang đậm phong vị vùng cao. Gạo nếp đạt “chuẩn” phải chọn giống ngon nhất, hạt to tròn đem vo thật kỹ, xóc với một chút muối tinh. Thịt lợn là thịt ba rọi thái mỏng ướp với gia vị, thảo quả khô giã nhỏ trộn cùng tiêu, ớt bột. Cuối cùng, nhân bánh là đỗ xanh trộn hành mỡ, hạt tiêu và được bọc trong lá dong rừng tươi.
Bánh chưng đen phải được
gói thủ công. Bánh dài khoảng 30 cm, đường kính 6 – 7cm và dùng lạt dài cuốn chặt.
Trước khi luộc bánh, người ta đem ngâm qua nước lạnh một lần, xếp vào nồi đổ nước
cho ngập mặt lá, đun khoảng 4 - 5 tiếng thì vớt ra.
Làm được bánh chưng đen không hề đơn giản. Chính bởi vậy khi chọn nàng dâu, người dân Bắc Sơn thường chú ý đến những cô gái biết làm nên chiếc bánh tròn trịa, đậm đà, khi bóc ra đường lạt gói phải hằn đều lên thân bánh...
Khi thưởng thức, người dân lấy chính sợi lạt quấn quanh thân bánh để cắt thành từng khoanh. Nhìn từ bên ngoài, bánh dẻo quánh, nhân vàng ươm màu đỗ, thơm lừng mùi hành mỡ, hạt tiêu, mùi lá dong. Chỉ cần nhìn thôi, thực khách cũng đủ ngây ngất và có cảm giác như bị mê hoặc bởi thứ đặc sản vùng cao. Nếu muốn làm mới vị giác, bạn có thể thưởng thức món bánh chưng đen nướng. Đặt chiếc bánh còn nguyên lá lên lớp than hồng cho đến khi mùi thơm của gạo nếp, thảo quả và thịt mỡ lan tỏa trong không khí, đánh thức giác quan của tất cả mọi người.
Làm được bánh chưng đen không hề đơn giản. Chính bởi vậy khi chọn nàng dâu, người dân Bắc Sơn thường chú ý đến những cô gái biết làm nên chiếc bánh tròn trịa, đậm đà, khi bóc ra đường lạt gói phải hằn đều lên thân bánh...
Khi thưởng thức, người dân lấy chính sợi lạt quấn quanh thân bánh để cắt thành từng khoanh. Nhìn từ bên ngoài, bánh dẻo quánh, nhân vàng ươm màu đỗ, thơm lừng mùi hành mỡ, hạt tiêu, mùi lá dong. Chỉ cần nhìn thôi, thực khách cũng đủ ngây ngất và có cảm giác như bị mê hoặc bởi thứ đặc sản vùng cao. Nếu muốn làm mới vị giác, bạn có thể thưởng thức món bánh chưng đen nướng. Đặt chiếc bánh còn nguyên lá lên lớp than hồng cho đến khi mùi thơm của gạo nếp, thảo quả và thịt mỡ lan tỏa trong không khí, đánh thức giác quan của tất cả mọi người.
Bánh chưng đen được đặt nơi bàn thờ tổ tiên của người Tày |
Ngày trước, loại bánh
này chỉ xuất hiện trong ngày lễ, Tết, giỗ chạp… Tuy nhiên, hiện nay, nó đã trở
thành thứ đặc sản phổ biến mà bất cứ ai tới Bắc Sơn đều có thể mua về làm quà tặng.
Bánh chưng đen có thể để được rất lâu, đến hết tháng Giêng mà vẫn thơm ngon.
Giáp Tết trong cái rét vùng cao, được ngồi bên nồi bánh chưng sôi sùng sục khói, uống vài ba chén rượu ngô thơm nồng, ôn lại chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới thì quả thực không còn gì ấm cúng và thú vị bằng.
Giáp Tết trong cái rét vùng cao, được ngồi bên nồi bánh chưng sôi sùng sục khói, uống vài ba chén rượu ngô thơm nồng, ôn lại chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới thì quả thực không còn gì ấm cúng và thú vị bằng.
Nguồn bài viết: Lý Minh Nguyệt ( sưu tầm)
Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018
LỜI NGỎ
Huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn ngày nay là một địa danh được biết đến với những thung lũng lúa óng vàng, những lân quýt thơm ngọt và với những ngọn núi đá vôi trập trùng tạo thành kì cảnh nên thơ. Nhưng nằm sâu trong lòng đất trù phú, tươi xinh ấy là những "tiếng nói vọng về" của lớp lớp cha ông nhắc nhở cháu con giữ gìn truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng Bắc Sơn.
Trong thời đại mới, khi đất nước hội nhập toàn cầu, nhịp sống gấp gáp, hối hả đã khiến nhiều người đặc biệt thế hệ trẻ bị lãng quên quá khứ, lãng quên truyền thống, lãng quên lịch sử nước nhà. Do đó, chúng em, là học sinh trường THCS xã Long Đống, đã tạo lập blog TÔI YÊU VĂN HÓA LỊCH SỬ BẮC SƠN nhằm giúp cộng đồng, thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt các bạn học sinh toàn quốc cũng như trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn khắc nhớ, tự hào về truyền thống văn hóa và những trang sử hào hùng của Bắc Sơn.
Trong thời đại mới, khi đất nước hội nhập toàn cầu, nhịp sống gấp gáp, hối hả đã khiến nhiều người đặc biệt thế hệ trẻ bị lãng quên quá khứ, lãng quên truyền thống, lãng quên lịch sử nước nhà. Do đó, chúng em, là học sinh trường THCS xã Long Đống, đã tạo lập blog TÔI YÊU VĂN HÓA LỊCH SỬ BẮC SƠN nhằm giúp cộng đồng, thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt các bạn học sinh toàn quốc cũng như trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn khắc nhớ, tự hào về truyền thống văn hóa và những trang sử hào hùng của Bắc Sơn.
Bằng tình yêu lịch sử và tinh thần "uống nước nhớ nguồn", chúng em tạo lập blog này như một diễn đàn để các thầy cô, bạn bè cùng chia sẻ hiểu biết của mình về truyền thống văn hóa, lịch sử Bắc Sơn thông qua các hình ảnh, bài viết, chuyện kể lịch sử đã sưu tầm hoặc tự tác qua những trải nghiệm của bản thân.
Mọi trao đổi xin trực tiếp để lại lời nhắn trong ô "" nhận xét" sau mỗi bài viết trong trang chủ hoặc đăng nhập phần "Liên hệ" và gửi về địa chỉ: vanhoalichsubacson@gmail.com
Sự chung tay chia sẻ của thầy cô và các bạn chính là nguồn cổ vũ tinh thần cho chúng em xây dựng blog TÔI YÊU VĂN HÓA LỊCH SỬ BẮC SƠN.
NHÓM HỌC SINH TRƯỜNG THCS XÃ LONG ĐỐNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)