Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

LỊCH SỬ BẮC SƠN

Du kích tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9 -1940

Bắc Sơn được đặt tên cho một nền văn hoá cổ xưa gọi là ‘Văn hoá Bắc Sơn”. Đây là một trong những cái nôi của loài người. Trong vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn có nhiều hang động thích hợp làm nơi cư trú cho ngưòi tiền sử. “Văn hóa Bắc Sơn” có niên đại 6- 9 vạn năm thuộc hậu kỳ đá mới. Trong những năm 1922-1925, các nhà khảo cổ học H. Mansuy và M. Colani đã tổ chức nhiều đợt khai quật và đã phát hiện 43 di tích văn hoá Bắc Sơn. Trong số di tích đó hầu hết đều nằm trong sơn khối đá vôi Bắc Sơn. Từ ngày nước nhà độc lập ngành khảo cổ học Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và khai quật một số di tích.
Cư dân Bắc Sơn tiền sử đã biết sử dụng hang động làm nơi trú ẩn sinh sống. Dấu vết của họ là hàng vạn công cụ và xương. “‘Rìu Bắc Sơn”, “Dấu Bắc Sơn” là công cụ tiêu biểu của nền văn hoá này. Rìu Bắc Sơn được mài lưỡi vào loại sốm nhất châu Á (theo GS. Hoàng Xuân Chinh). Chính vì vậy, cư dân Bắc Sơn đã có bước nhảy vọt trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Họ sinh sống chủ yếu bằng săn bắt hái lượm, bước đầu biết trồng trọt, chăn nuôi. Văn hoá Bắc Sơn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành lịch sử, dân tộc Việt Nam.
Trong hàng thế kỷ dưới chính quyền phong kiến Đại Việt, nhân dân các dân tộc Bắc Sơn đã góp phần xứng đáng vào công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, Bắc Sơn là hậu phương vững chắc của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, Hoàng Đình Kinh...
Ngày 25-9-1939 chi bộ đảng đầu tiên của Bắc Sơn được thành lập tại thôn Mỏ Tất xã Vũ Lăng gồm bốn đồng chí: Đường Văn Thông (tức Kỳ Tân) làm bí thư và Hà Khai Lạc (Doãn Tạo), Đường Văn Tư (Quảng Long), Mai Huyền (Nguyễn Văn Phòng). Đây là một trong những chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh.
Lịch sử anh hùng của nhân dân Bắc Sơn được thể hiện rõ qua cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Bắc Sơn tháng 9-1940 chống thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, sau khi Nhật đánh vào thị xã Lạng Sơn, quân Pháp thua, một bộ phận tàn quân Pháp chạy theo đường Bình Gia - Bắc Sơn về Thái Nguyên. Ngày 25-9-1940 một số cán bộ đảng viên thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn đã cùng chi bộ đảng Bắc Sơn lập uỷ ban khởi nghĩa (Uỷ ban khởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Đình Ruệ, Đường Văn Thức, Hoàng Văn Hán...), vận động quần chúng vùng dậy, vận động nhân dân các tông xã đoàn cùng binh lính người Việt trong quân đội Pháp (vừa chạy về địa phương) đi theo cách mạng, tham gia khởi nghĩa. 
Ngày 27-9-1940, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ. Quân khởi nghĩa (hơn 600 người) với trang bị giáo mác, gậy gộc, súng kíp, súng trường... tiến đánh đồn Mỏ Nhài. Trước khí thế tiến công xốc tới của quân khỏi nghĩa tên tri châu Bắc Sơn và cả trung đội lính đã hoảng sợ bỏ chạy, hoặc bị trừng trị tại chỗ. Quân khởi nghĩa thu được một số súng ống đạn dược.
Tin chiến thắng truyền tới đâu, đồng bào nơi đó reo hò, đốt đuốc, cầm dao, kiếm, kéo về châu ly hỗ trợ, san bằng đồn bốt. Mờ sáng ngày 28-9-1940 nghĩa quân cùng nhân dân mít tinh mừng thắng lợi. Sau đó đoàn quân khởi nghĩa toả ra các ngả đường tiếp tục chặn đánh tàn quân Pháp, tước vũ khí của chúng và trấn áp bọn phản động, phá tan chính quyền địch.
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đang trong khí thế sục sôi lan rộng thì phát xít Nhật thoả hiệp với bọn thực dân Pháp để Pháp rảnh tay đàn áp cuộc khởi nghĩa. Quân Pháp đã tể chức quân đánh vào Bắc Sơn, đàn áp khủng bố dã man những chiến sĩ cách mạng và nhân dân khu vực này. Trước tình hình gay go ác liệt đó, Xứ uỷ Bắc Kỳ cử đồng chí Trần Đăng Ninh về lãnh đạo phong trào chống khủng bố, củng cố cơ sở, động viên quần chúng. Ngày 14-10-1940 Chiến khu Bắc Sơn được thành lập, sau đó phát triển thành căn cứ du kích Bắc Sơn- Võ Nhai.
 Ngày 16-10-1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời tại làng Đon Uý, xã Vũ Lăng, gồm 20 người với vũ khí trang bị rất thô sơ. Đây là một trong những tổ chức vũ trang đầu tiên của Đảng, sau này phát triển thành ba trung đội Việt Nam cứu quốc quân.
Thắng lợi đầu tiên của đội du kích (khi đó được đổi tên là Cứu quốc quân) là đã bảo vệ an toàn đoàn cán bộ cao cấp của Trung ương Đảng đi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng trên đường về xuôi trước sự tấn công của hàng ngàn quân Pháp và tay sai cưòng hào phản động địa phương vào khu càn cứ nhằm bắt đoàn cán bộ và tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh, tiêu diệt lực lượng vũ trang Bắc Sơn.
Khởi nghĩa Bắc Sơn là tiền đề quan trọng góp phần quyết định những thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nghị quyết của Trung ương Đảng ta tháng 11-1940 đã nêu rõ: “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bưóc đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Chín năm kháng chiến chống Pháp và những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bắc Sơn đã chi viện sức người sức của cho chiến trường, là hậu phương của tiền tuyến lớn.
                    

                                                        Nguồn bài viết: Hoàng Thị Nga (sưu tầm)







1 nhận xét:

  1. Cảm ơn cô Nga đã chia sẻ bài viết này cho Blog. Hi vọng, trong thời gian tới, cô sẽ tiếp tục đồng hành cùng các em học sinh THCS Long Đống.

    Trả lờiXóa

Chúng tôi sẽ sớm phản hồi thông tin cho bạn. Xin chân thành cảm ơn!